Xe Nâng Là Gì? Cấu Tạo Nguyên Lý Hoạt Động Và Các Loại Xe Nâng

5/5 - (7 bình chọn)

Ngày nay, xe nâng là một trong những người bạn đồng hành tin cậy, không thể thiếu đối với nhiều khách hàng, doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, công nghiệp và logistics. Với nhiều đặc điểm tiện ích, cùng các tính năng ưu việt, xe nâng được sử dụng rộng rãi tại nhiều nhà bãi, kho xưởng, nhà máy sản xuất,...

Xe nâng đã hỗ trợ con người không ít trong quá trình di dời, nâng hạ các loại hàng hóa dễ dàng, tiết kiệm thời gian và công suất. Vậy xe nâng là gì? Có những loại xe nâng nào? Xe nâng có ưu điểm gì nổi trội hơn so với các phương thức vận chuyển thông thường? Hãy cùng Duy Phát tìm hiểu và giải đáp những thắc mắc trên nhé!

1. Xe nâng là gì?

Xe nâng là gì? Xe nâng (hay Forklift) là một thiết bị máy móc công nghiệp, sử dụng động cơ và hệ thống thủy lực để nâng hạ và di dời vật dụng có tải trọng đa dạng, lên những độ cao khác nhau. Đây là thiết bị vô cùng tiện ích, giúp quá trình bốc xếp, lưu trữ hàng hóa được thực hiện linh hoạt và nhanh chóng hơn.

Xe nâng là gì?
Xe nâng là gì?

Xe nâng có thể vận hành bằng các loại động cơ như động cơ đốt trong (sử dụng nhiên liệu xăng, dầu, gas,...), động cơ điện (sử dụng điện năng) hoặc xe nâng tay (sử dụng lực nâng cơ học của con người). 

Ngày nay, xe nâng được ứng dụng rất phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp, năng lượng, xây dựng, logistics,...

2. Cấu tạo xe nâng

Cấu tạo của xe nâng
Cấu tạo của xe nâng

Bên cạnh câu hỏi xe nâng là gì thì cấu tạo xe nâng cũng là một yếu tố nhận được nhiều sự quan tâm của người dùng. Tuy xe nâng hàng tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, nhưng nhìn chung đều cấu tạo từ 3 bộ phận chính là bộ phận nâng hạ, bộ phận đối trọng và buồng lái, bộ phận di chuyển. Cụ thể:

2.1. Bộ phận nâng hạ

Bộ phận nâng hạ của xe nâng
Bộ phận nâng hạ của xe nâng
  • Càng nâng: được chế tạo từ kim loại cứng, thường có dạng chữ L và được tạo nên từ ít nhất 2 thanh kim loại ghép vào nhau.
  • Giá nâng: mang thiết kế hình chữ nhật, có tác dụng kết nối khung nâng và càng nâng
  • Khung nâng: cũng được tạo nên từ kim loại có độ cứng cao. Khung nâng liên kết với càng nâng thông qua giá nâng, piston thủy lực và ròng rọc. Hàng hóa sẽ được di dời nhờ sự di chuyển lên xuống của khung nâng.
  • Xy lanh nâng: là một xy lanh thủy lực, gồm một đầu là ống rỗng, đầu còn lại là một khớp nối piston được bôi trơn linh hoạt, có tác dụng đưa không khí vào đáy xy lanh mà không gây rò rỉ không khí.
  • Xy lanh nghiêng: có thể linh hoạt nghiêng về trước hoặc sau để lấy hàng hóa
Xem Thêm:  Forklift battery là gì?

2.2. Bộ phận đối trọng và buồng lái

  • Đối trọng: là một khối kim loại gắn vào phía sau xe nâng, có tác dụng cân bằng tải trọng khi xe nâng hạ hàng hóa. Trên các dòng xe nâng điện, đối trọng được sử dụng chính là trọng lượng của bộ ắc quy.
  • Tay lái: một máy bơm không khí được gắn ở phần chân xe nâng. Khi nhấn tay cầm, sẽ kích hoạt máy bơm không khí, thực hiện hút không khí từ bên ngoài và ép nó vào ống dẫn để dẫn đến xy lanh thủy lực
  • Hệ thống điều khiển: hầu hết các mẫu xe nâng hiện nay đều được trang bị hệ thống điều khiển điện tử vô cùng thông minh, tiện lợi. Các thao tác được thực hiện dễ dàng thông qua các nút điều khiển.

2.3. Bộ phận di chuyển

Bộ phận di chuyển của xe nâng
Bộ phận di chuyển của xe nâng
  • Động cơ: đây là bộ phận quan trọng nhất của xe nâng. Tùy thuộc vào từng dòng xe nâng mà động cơ được sử dụng là động cơ nâng tay, động cơ điện hay động cơ dầu
  • Bánh lái: là 2 bánh ở phía sau được gắn vào trục điều khiển, có tác dụng điều hướng, để xe di chuyển theo ý muốn
  • Bánh tải trọng: là bánh ở phía trước, có tác dụng như 1 đòn bẩy, đối trọng với bánh sau, giữ thăng bằng cho xe nâng

3. Phân loại xe nâng

Có rất nhiều cách để phân loại xe nâng hàng, tuy nhiên, hiện nay, người ta thường phân loại xe nâng theo 2 phương thức sau:

3.1. Phân loại xe nâng dựa trên động cơ sử dụng

3.1.1. Xe nâng động cơ đốt trong (xe nâng dầu)

Đây là dòng xe nâng hoạt động bằng loại động cơ đốt trong. thường sử dụng các dạng năng lượng dầu, xăng, gas,...

Xe nâng động cơ đốt trong
Xe nâng động cơ đốt trong

Xe nâng động cơ đốt trong có công suất hoạt động cao, có thể nâng được hàng hóa có tải trọng lớn. Độ cao nâng của xe nâng thường từ 3 mét trở lên, để phục vụ tốt nhất cho những nhu cầu lưu trữ và sắp xếp hàng hóa của người dùng. 

3.1.2. Xe nâng điện

Xe nâng điện là mẫu xe nâng hoạt động bằng loại động cơ điện, năng lượng được cung cấp từ bình ắc quy. Đặc điểm nổi bật của dòng xe nâng này là động cơ vận hành mạnh mẽ, linh hoạt và không gây hại đến môi trường, cũng như sức khỏe của con người. Xe sử dụng bình ắc quy làm đối trọng nên khá tinh gọn, có thể hoạt động linh hoạt trong những không gian có diện tích khác nhau.

Xe nâng điện
Xe nâng điện

3.1.3. Xe nâng tay

Là thiết bị nâng hạ có cấu tạo đơn giản nhất, hoạt động bằng cách tác động lực cơ học từ chân hoặc tay vào động cơ.

Xe nâng tay có 2 loại là xe nâng tay thấp và loại xe nâng tay cao. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của người dùng mà nên sử dụng mẫu xe nâng tay tương ứng.

Xe nâng tay
Xe nâng tay

3.2. Phân loại xe nâng dựa trên kiểu dáng

3.2.1. Xe nâng ngồi lái

Là dòng xe nâng hàng sở hữu buồng lái dạng ngồi, ghế ngồi được trang bị để mang lại sự thoải mái, dễ chịu cho người lái. 

Xe nâng ngồi lái
Xe nâng ngồi lái

Kết cấu buồng lái được nhà sản xuất tinh giản đáng kể, nên xe có thể hoạt động được trong nhiều khu vực và không gian. 

Xem Thêm:  Forklift battery là gì?

3.2.2. Xe nâng đứng lái

Đây là dạng xe nâng có buồng lái dạng đứng vô cùng tinh gọn. So với xe nâng ngồi lái, xe nâng đứng lái mang ưu thế nổi bật hơn về độ nhỏ gọn và linh hoạt, nên thường dùng cho những không gian có diện tích hoặc lối đi nhỏ hẹp.

Xe nâng đứng lái
Xe nâng đứng lái

3.2.3. Xe nâng Reach Truck

Reach Truck là mẫu xe nâng hàng chuyên dụng cho những kho bãi, nhà xưởng có lối di chuyển chật hẹp.Đặc trưng nổi bật của dòng xe nâng này là sự nhỏ gọn trong thiết kế, các bộ phận được tinh giản tối đa. Bên cạnh đó, xe nâng Reach Truck còn có khả năng xoay vòng linh hoạt để quay đầu dễ dàng trong mọi không gian.

Xe nâng Reach Truck
Xe nâng Reach Truck

3.3. Phân loại xe nâng theo chiều cao nâng

Các loại xe nâng dầu hay xe nâng điện cũng được phân loại theo chiều cao nâng giúp cho người mua tìm kiếm theo chiều cao nâng chính xác hơn.

  • Xe nâng có chiều cao nâng từ 1 mét đến 3 mét
  • Xe nâng có chiều cao nâng từ 3 mét đến 5 mét
  • Xe nâng có chiều cao nâng từ 5 mét đến 8 mét
  • Xe nâng có chiều cao nâng từ 8 mét đến 10 mét
  • Xe nâng có chiều cao nâng trên 10 mét

3.4. Phân loại xe nâng theo trọng lượng nâng

Phân loại xe nâng theo trọng lượng nâng từ 500kg đến 10 tấn

  • Xe nâng 500kg
  • Xe nâng 1 tấn đến 3 tấn
  • Xe nâng 3 tấn đến 5 tấn
  • Xe nâng 5 tấn đến 6 tấn
  • Xe nâng 6 tấn đến 10 tấn
  • Xe nâng trên 10 tấn

4.1. Một số mẫu xe nâng chất lượng, được sử dụng phổ biến

4.1. Xe nâng điện Hyster R2.5

Hyster R2.5 sử dụng nguồn năng lượng chính là điện năng nên hoàn toàn không phát sinh các chất thải gây hại, rất an toàn với môi trường. Đặc biệt, động cơ điện hoạt động vô cùng êm ái, không tạo tiếng ồn động cơ như các dòng xe nâng hàng động cơ đốt trong, vừa không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, vừa không ảnh hưởng đến quá trình làm việc.

Xe nâng điện Hyster R2.5
Xe nâng điện Hyster R2.5

Sản phẩm mang thiết kế hiện đại, tinh gọn, dễ dàng luồn lách vào cả những khu vực chật hẹp, chiều cao nâng tối đa đến 9.5 mét nên khách hàng có thể tận dụng cho nhiều không gian.

4.2. Xe nâng điện Komatsu FB15RL-14

Xe có phần khung nâng cứng cáp, hàng hóa sẽ được đưa lên cao dễ dàng hơn. Linh kiện cấu thành sản phẩm được Komatsu chọn lựa kỹ lưỡng nên rất bền bỉ, chắc chắn. Hơn nữa, vì là dòng xe thuộc thương hiệu nổi tiếng, nên bạn cũng có thể tìm kiếm phụ kiện thay thế dễ dàng khi xảy ra các sự cố hư hỏng.

Xe nâng điện Komatsu FB15RL-14
Xe nâng điện Komatsu FB15RL-14

4.3. Xe nâng điện Nichiyu FBRM15-70B

Tải trọng nâng tối đa của thiết bị là 1.5 tấn, cùng độ cao nâng lý tưởng đến 4 mét, xe nâng điện Nichiyu FBRM15-70B được đánh giá là một trong những mẫu xe nâng hàng đáng sử dụng nhất hiện nay.

Xe nâng điện Nichiyu FBRM15-70B
Xe nâng điện Nichiyu FBRM15-70B

Bên cạnh đó, xe còn được ưa chuộng nhờ động cơ vận hành mạnh mẽ, ổn định, ít xảy ra hư hỏng trong quá trình sử dụng.

Xem Thêm:  Forklift battery là gì?

4.4. Xe nâng điện TCM FRHB25-8

Càng xe nâng được tạo nên từ thép cứng cao cấp của Nhật Bản, giúp quá trình nâng hạ hàng hóa dễ dàng, có thể nâng được hàng hóa có tải trọng cao đến 2.5 tấn.

Xe nâng điện TCM FRHB25-8
Xe nâng điện TCM FRHB25-8

Xe được điều khiển bằng hệ thống điều khiển điện tử hiện đại, thông minh nên mang độ chính xác cao, thao tác điều khiển diễn ra linh hoạt hơn.

5. Ưu điểm của xe nâng

5.1. Tiết kiệm sức lao động

Đây là một trong những ưu điểm nổi trội nhất khi sử dụng xe nâng hàng. Nhờ sử dụng xe nâng, con người có thể dễ dàng nâng hạ và di dời hàng hóa từ vị trí này sang vị trí khác một cách nhanh chóng. Năng suất làm việc của xe nâng hàng có thể tương ứng với sức lao động của khoảng 50 nhân công truyền thống. Nhờ đó, doanh nghiệp tiết kiệm được khá nhiều chi phí đầu tư cho nhân công lao động.

Xe nâng giúp tiết kiệm sức lao động
Xe nâng giúp tiết kiệm sức lao động

5.2. An toàn lao động được đảm bảo

Tai nạn lao động là vấn đề được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người lao động. Trước đây, khi chưa có xe nâng hàng, con người phải tự thực hiện khuân vác vật dụng nặng nề, cồng kềnh,... dễ gây mất an toàn và tai nạn lao động thường xuyên xảy ra. 

Xe nâng hàng ra đời đã góp phần giảm thiểu đáng kể tai nạn lao động, bởi thiết bị được trang bị đầy đủ các vật dụng che chắn, cũng như tích hợp nhiều hệ thống bảo vệ thông minh, nên cực kỳ an toàn cho người dùng.

5.3. Năng suất làm việc được nâng cao

Những vật dụng có trọng lượng cao, kích thước cồng kềnh,... cần phải có nhiều nhân công khuân vác và di dời trong thời gian dài. Việc này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình lao động, sản xuất. 

Ngày nay, xe nâng được đưa vào sử dụng rộng rãi, giúp các loại hàng hóa cồng kềnh, tải trọng lớn được di dời và sắp xếp nhanh chóng trong thời gian ngắn.

Ngoài ra, xe nâng hàng còn có thể vận hành liên tục, đảm bảo quá trình lao động, sản xuất diễn ra ổn định, không bị ngắt quãng.

Xe nâng hàng giúp nâng cao năng suất lao động sản xuất
Xe nâng hàng giúp nâng cao năng suất lao động sản xuất

6. Ứng dụng xe nâng trong đời sống

Xe nâng hàng ra đời đã tạo nên bước đột phá cho các ngành công nghiệp, lao động sản xuất. Giờ đây, chúng đã trở thành thiết bị hỗ trợ không thể thiếu với nhiều khách hàng. Xe nâng điện được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống như:

  • Sử dụng trong quá trình di dời, bốc dỡ, nâng hạ hàng hóa trong các nhà máy, kho xưởng, xí nghiệp,...
  • Dùng trong quá trình bốc dỡ hàng hóa tại các bến cảng, bến tàu,...
  • Sử dụng trong các kho lạnh, hầm đông, siêu thị,...
  • Ứng dụng như một loại thang máy góp phần đưa vật liệu lên cao trong các công trình xây dựng
Xe nâng hàng được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực
Xe nâng hàng được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực

Bài viết này 123tailieu.vn cung cấp cho bạn về xe nâng là gì? cấu tạo của xe nâng và phân loại xe nâng chi tiết nhất. Hi vọng qua bài viết này đã giúp bạn có nhiều thông tin hơn về xe nâng hiện nay.

5/5 - (7 bình chọn)
Chia sẻ ngay:
Có thể bạn thích:
Bài viết mới nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

123TaiLieu.vn

123TaiLieu.VN là trang Website chuyên chia sẻ những thông tin hay và bổ ích về học tập, ảnh đẹp và mẹo vặt. Bạn có thể tìm thấy những kiến thức tổng hợp vô cùng thú vị ngay tại đây. Hãy cùng nhau xây dựng, chia sẻ và đánh giá những bài học trải nghiệm cùng những thông điệp tuyệt vời vì công cuộc xây dựng một cuộc sống tươi đẹp giàu mạnh hơn nhé!
crosstext-align-right