Công thức tính chu vi tam giác [Đầy đủ các loại tam giác]

5/5 - (8 bình chọn)

Công thức tính chu vi tam giác

Sau đây 123TaiLieu.vn sẽ giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn học sinh đầy đủ các công thức tính chu vi và diện tích tam giác gồm: tam giác thường, tam giác đều, tam giác cân, tam giác vuông, tam giác vuông cân. Nếu mọi người muốn tìm hiểu sâu hơn các kiến thức về tam giác, hãy chia sẻ ngay bài viết sau đây nhé !

Công thức tính chu vi tam giác
Công thức tính chu vi tam giác

I. Tam giác là gì ? Có mấy loại tam giác ?

1. Định nghĩa:

Tam giác là hình hai chiều phẳng có ba đỉnh là ba điểm không thẳng hàng và ba cạnh là ba đoạn thẳng nối các đỉnh với nhau. Tam giác là đa giác có số cạnh ít nhất (3 cạnh). Một tam giác có các cạnh AB, BC và AC được ký hiệu là .

2. Phân loại tam giác:

Tam giác có 4 loại tam giác đặc biệt :

– Tam giác cân: là tam giác có hai cạnh bằng nhau.

– Tam giác đều: là tam giác có ba cạnh bằng nhau.

– Tam giác vuông: là tam giác có một góc vuông.

– Tam giác vuông cân: là tam giác vuông có hai cạnh góc vuông bằng nhau.

3. Một số tính chất của tam giác

  • Tổng các góc trong của một tam giác bằng 180° (định lý tổng ba góc trong của một tam giác).
  • Độ dài mỗi cạnh lớn hơn hiệu độ dài hai cạnh kia và nhỏ hơn tổng độ dài của chúng (bất đẳng thức tam giác).
  • Trong một tam giác, cạnh đối diện với góc lớn hơn là cạnh lớn hơn. Ngược lại, góc đối diện với cạnh lớn hơn là góc lớn hơn (quan hệ giữa cạnh và góc đối diện trong tam giác).
  • Ba đường cao của tam giác cắt nhau tại một điểm được gọi là trực tâm của tam giác (đồng quy tam giác).
  • Ba đường trung tuyến của tam giác cắt nhau tại một điểm được gọi là trọng tâm của tam giác. Khoảng cách từ trọng tâm đến cạnh của tam giác bằng 2/3 độ dài các đường trung tuyến. Đường trung tuyến của tam giác chia tam giác thành hai phần có diện tích bằng nhau (đồng quy tam giác).
  • Ba đường trung trực của tam giác cắt nhau tại một điểm là tâm đường tròn ngoại tiếp của tam giác (đồng quy tam giác).
  • Ba đường phân giác trong của tam giác cắt nhau tại một điểm là tâm đường tròn nội tiếp của tam giác (đồng quy tam giác).

II. Công thức tính chu vi tam giác

1. Công thức tính chu vi tam giác thường

Tam giác thường là loại tam giác cơ bản nhất, có độ dài các cạnh khác nhau, số đo góc trong cũng khác nhau.

– Chu vi tam giác bằng độ dài tổng ba cạnh của tam giác đó. 

– Công thức: P = a + b + c

Trong đó: 

  • P là chu vi tam giác
  • a, b, c lần lượt là độ dài 3 cạnh của tam giác.  

2. Công thức tính chu vi tam giác cân

Tam giác cân là tam giác có 2 cạnh, 2 góc bằng nhau. Đỉnh của tam giác cân là giao điểm của 2 cạnh bên.

– Chu vi tam giác cân bằng 2 lần cạnh bên cộng với cạnh đáy. 

– Công thức: P = 2.a + c

Trong đó:

  • a là độ dài hai cạnh bên của tam giác cân, 
  • c là độ dài cạnh đáy của tam giác.

3. Công thức tính chu vi tam giác đều

Tam giác đều là tam giác có 3 cạnh, 3 góc nhọn bằng nhau, là trường hợp đặc biệt của tam giác cân.

– Chu vi tam giác đều bằng tổng độ dài ba cạnh, mà ba cạnh của tam giác bằng nhau nên tức bằng độ dài một cạnh nhân ba. 

– Công thức: P = a + a + a = 3 x a

Trong đó:

  • P là chu vi tam giác đều
  • a là độ dài cạnh của tam giác

4. Công thức tính chu vi tam giác vuông

Tam giác vuông là tam giác có 1 góc bằng 90°.

– Chu vi hình tam giác vuông bằng tổng chiều dài 3 cạnh của tam giác. 

– Công thức:  P = a + b + c

Trong đó:

  • a và b là độ dài hai cạnh của tam giác vuông
  • c là độ dài cạnh huyền của tam giác vuông.

Xem thêm: Công thức tính diện tích tam giác: thường, cân, vuông, đều 

5/5 - (8 bình chọn)
Chia sẻ ngay:
Có thể bạn thích:
22 Tháng mười, 2022
Công thức tính diện tích hình bình hành chính xác nhất
21 Tháng mười, 2022
Cách tính phân tử khối chính xác nhất
2 Tháng mười, 2022
Công thức tính diện tích hình tròn chính xác nhất
2 Tháng mười, 2022
Bảng công thức Đạo hàm và Đạo hàm lượng giác
2 Tháng mười, 2022
Cách tính chu vi và diện tích hình chữ nhật chính xác nhất
2 Tháng mười, 2022
[Xem ngay] Công thức tính thể tích khối cầu hay hình cầu Chính Xác nhất
1 Tháng mười, 2022
Công thức tính diện tích tam giác: thường, cân, vuông, đều & các dạng toán
1 Tháng mười, 2022
1kg bằng bao nhiêu gam? & Cách quy đổi kg sang các đơn vị đo khối lượng khác
1 Tháng mười, 2022
Phương trình bậc nhất một ẩn & Cách giải phương trình bậc nhất một ẩn
1 Tháng mười, 2022
Công thức tính chu vi hình tròn chính xác nhất
1 Tháng mười, 2022
Bất đẳng thức Cô-si là gì? Lý thuyết cần ghi nhớ và các dạng bài tập thường gặp
1 Tháng mười, 2022
Công thức tính diện tích hình thoi
1 Tháng mười, 2022
Công thức tính chu vi hình thoi, diện tích hình thoi đầy đủ nhất
8 Tháng ba, 2022
Hình chiếu là gì? Cách xác định và Phân loại hình chiếu trong toán học
8 Tháng ba, 2022
GRDP là gì? Cách tính tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP chính xác
5 Tháng ba, 2022
Danh sách các hằng đẳng thức mở rộng cơ bản và nâng cao
5 Tháng ba, 2022
Bảng đơn vị đo khối lượng chính xác và cách quy đổi dễ nhớ nhất
5 Tháng ba, 2022
Định lý Talet và những hệ quả của định lý Talet
Bài viết mới nhất

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

123TaiLieu.vn

123TaiLieu.VN là trang Website chuyên chia sẻ những thông tin hay và bổ ích về học tập, ảnh đẹp và mẹo vặt. Bạn có thể tìm thấy những kiến thức tổng hợp vô cùng thú vị ngay tại đây. Hãy cùng nhau xây dựng, chia sẻ và đánh giá những bài học trải nghiệm cùng những thông điệp tuyệt vời vì công cuộc xây dựng một cuộc sống tươi đẹp giàu mạnh hơn nhé!
crosstext-align-right