Đoạn trích Thề nguyền là một cung bậc tình cảm trong tình yêu. Nguyễn Du đã dựng nên khung cảnh lãng mạn và đề cao tính cách của Thúy Kiều trong đêm thề nguyền kết tóc xe tơ cùng Kim Trọng.
Tóm tắt đoạn trích Thề nguyền – trích Truyện Kiều của Nguyễn Du
1.1. Tìm hiểu chung
a. Tìm hiểu về Tác giả Nguyễn Du
- Nguyễn Du là một đại thi hào dân tộc của nước ta, thơ văn của ông đến nay vẫn con sáng lấp lánh như
- những viên ngọc
- Nguyễn Du hiệu là Thanh Hiên tên chữ là Tố Như
- Ngay từ nhỏ đã rất thông minh và hoạt bát
- Xuất thân từ một gia đình dòng dõi nhà quan
- Lớn lên Nguyễn Du cũng học hành đỗ đạt ra làm quan
- Ông còn làm thơ và trở thành một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam lúc bấy giờ
- Các tập thơ nổi tiếng: Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục…
b. Đoạn trích Thề nguyền
– Vị trí
- Thuộc phần: Gặp gỡ và đính ước.
- Từ câu 431 – 452 trong tác phẩm “Truyện Kiều“.
– Nội dung
- Sau lần gặp gỡ đầu tiên trong buổi chiều thanh minh thơ mộng, Kim Trọng đi tìm nhà trọ học gần cạnh nhà Thúy Kiều cốt để tìm gặp lại nàng. Hai người đã gặp gỡ, trao kỉ vật làm tin. Một hôm, khi cả gia đình sang chơi bên ngoại, Kiều đã tìm gặp Kim Trọng. Chiều tà, nàng trở về nhà, được tin cả nhà vẫn chưa về, nàng quay lại gặp chàng. Hai người đã làm lễ thề nguyền gắn bó trước “vầng trăng vằng vặc”.
– Chủ đề
- Quan niệm về tình yêu tiến bộ của nhà thơ, sức mạnh tình yêu vượt qua lễ giáo phong kiến.
– Bố cục: Gồm 2 phần
- Phần 1 (14 câu đầu): Kiều băng băng lối khuya sang nhà Kim trọng để nói lời thề nguyền.
- Phần 2 (8 câu cuối): Cuộc thề nguyền Kim – Kiều.
1.2. Đọc – hiểu văn bản
a. Cảnh Kiều sang nhà Kim Trọng
“Cửa ngoài vội rủ rèm the,
Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình
Nhặt thưa gương giọi đầu cành,
Ngọn đèn trông lọt trướng huỳnh hắt hiu.
Sinh vừa tựa án thiu thiu,
Dở chiều như tinh dở chiều như mê.
Tiếng sen sẽ động giấc hoè,
Bóng trăng đã xế hoa lê lại gần
Bâng khuâng đỉnh Giáp non thần
Còn ngờ giấc mộng đêm xuân mơ màng
Nàng rằng: “Khoảng vắng đêm trường,
Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa.
Bây giờ rỏ mật đôi ta,
Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao ?”
Tâm trạng và tình cảm của Thúy Kiều
– Theo như lễ giáo phong kiến thì con gái phải là để người con trai tỏ tình trước hay là cha mẹ đặt đâu con
ngồi đó nhưng Kiều lại khác. Nàng một mình “xăm xăm băng lối” sang nhà Kim trọng.
– Từ ngữ:
- “Xăm xăm”, “băng” : Hành động dứt khoát, táo bạo, mạnh mẽ, bất chấp quan niệm hà khắc của lễ giáo phong kiến → Thể hiện sự vội vàng và tình cảm lớn lao mà Thúy Kiều dành cho Kim Trọng.
– “Nhặt thưa gương giọi đầu cành,… Còn ngờ giấc mộng đêm xuân mơ màng”: Hình ảnh Thúy Kiều quay trở
lại gặp Kim Trọng trong không gian đầy trăng thơ mộng.
– “Nàng rằng: “Khoảng vắng đêm trường,… Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao?” : Lời Thúy Kiều.
- “Khoảng vắng đêm trường”: Là khoảng thời gian tất cả mọi vật đều chìm trong giấc ngủ. Nhưng Kiều
- không để thời gian chi phối tình cảm của mình mà đã xăm xăm đến nhà Kim trọng.
- “Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa”: Tình yêu hồn nhiên, trong sáng, tự do và tha thiết.
- Hoa tượng trưng cho cái đẹp nhưng dễ phai tàn → Nó dự báo một cuộc đời bão táp của Kiều.
- “Chẳng là chiêm bao”: Băn khoăn về một sự tan vỡ.
⇒ Đoạn thơ thể hiện được tâm trạng và tình cảm của Thúy Kiều. Nàng đã nghe theo tiếng gọi của tình yêu và
chính vì thế mà đã hành động mà không cần biết đến thứ lễ giáo phong kiến kia
Tâm trạng và thái độ trân trọng của Kim Trọng
- Nhà thơ dùng những mỹ từ rất đẹp để nói về cảnh tượng ấy : “nhặt thưa”, “lọt”, “hắt hiu”. Mọi thứ đều trở nên nhỏ nhẹ, hiền từ trước tình yêu.
- Điển cố điển tích: tiếng sen, giấc xòe -> để chỉ giấc mơ được gặp người đẹp của Kim Trọng
- Và đến khi biết là mình không phải là mơ nữa thì Kim Trọng nhanh chóng rước Kiều vào nhà
→ Đoạn thơ là một màn tình yêu giữa nàng và chàng. Thúy Kiều chủ động sang tìm Kim Trọng đủ thấy tình yêu
trong nàng đã lớn như thế nào. Kim Trọng thì vốn đã phải lòng nàng nhưng vẫn còn sợ nàng không đồng ý. Hai
người nhận ra tình cảm của nhau và chuẩn bị một lễ thề nguyền thiêng liêng hạnh phúc.
b. Cảnh Kiều và Kim Trọng thề nguyền
“Vội mừng làm lễ rước vào,
Đài sen nối sáp, lò đào thêm hương
Tiên thề cùng thảo một chương
Tóc mây một món dao vàng chia đôi
Vừng trăng vàng vặc giữa trời,
Đinh ninh hai miệng một lời song song.
Tóc tơ cân vặn tấc lóng,
Trăm năm tạc một chữ đổng đốn xương”
– Không gian: Trong nhà giữa một đêm trăng sáng
– Thời gian: đêm tối
– Các hình ảnh:
- Đài sen, lò đào thêm hương
- Tiên thề: Tờ giấy viết lời thề
- Dùng dao vàng cắt tóc thề nguyền
→ Quyết tâm chung đôi
– Ánh trăng: Nhân chứng cho cuộc thề nguyền của đôi trai gái
– Lời thề: Trăm năm bền vững.
- Hai miệng một lời song song → Thể hiện sự đồng lòng, một lòng một dạ cho tình yêu này. Đó cũng là một niềm tin vào tình cảm mãi thủy chung sắt son của hai người
=> Đó quả là những vần thơ đẹp nhất hay nhất về tình yêu của chàng Kim và nàng Kiều. Chuyện tình của hai
người chẳng khác nào cổ tích vậy. Vậy là một buổi thề nguyền đã diễn ra thật thiêng liêng và hạnh phúc.
Những tín vật tình yêu cùng những lời nói đồng lòng đã được vầng trăng kia chứng giám.
Tóm tắt đoạn trích Thề nguyền (trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)
1.3 Tóm tắt nội dung đoạn trích
Vào dịp đi chơi tiết Thanh minh cùng hai em, Thuý Kiều đã gặp Kim Trọng, bạn của Vương Quan. Chỉ trong thoáng chốc: Người quốc sắc, kẻ thiên tài, tình trong như đã, mặt ngoài còn e. Tình yêu kì lạ giữa họ bắt đầu nảy nở từ đây.
Ngay trong đêm hôm ấy, hình bóng phong nhã, hào hoa của Kim Trọng đã in đậm trong tâm hồn Thuý Kiều, khiến trái tim nhạy cảm của nàng thổn thức. Nàng băn khoăn tự hỏi:
Người đâu gặp gỡ làm chi,
Trăm năm biết có duyên gì hay không ?
Còn Kim Trọng thì cũng:
Bâng khuâng nhở cảnh nhớ người,
Nhớ nơi kì ngộ vội dời chân ơi,
Ao ước được gặp lại Thuý Kiều lần nữa. Như mối lương duyên tiền định, Kiều làm vương chiếc kim thoa cài đầu trên cành đào trong vườn Thuý, Kim Trọng nhặt được đem trả và nhân thể bày tỏ nỗi niềm thầm yêu trộm nhớ. Họ trao đổi kỉ vật cho nhau: Giở kim thoa với khăn hồng trao tay và hứa hẹn sẽ chung thuỷ cùng nhau.
Rồi một hôm, nhân lúc cha mạ và các em về quê ngoại dự tiệc sinh nhật, Thuý Kiều đã chủ động sang gặp người yêu. Đoạn trích kể về cảnh hai người gặp gỡ tại nhà trọ của Kim Trọng và cùng nhau thề nguyền gắn bó trăm năm dưới “vừng trăng vằng vặc giữa trời”.
Trên đây là bài tóm tắt đoạn trích Thề nguyền trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du mà 123TaiLieu.vn biên soạn giúp các em bám theo nội dung để dễ dàng phát triển ý trong quá trình viết bài. Chúc các em học tốt môn văn mẫu lớp 10.
Tóm tắt đoạn trích Thể nguyền bao gồm tìm hiểu tác giả và đoạn trích và tóm tắt nội dung toàn đoạn trích qua đó triển khai ý văn làm bài