TOP 6 Mẫu bài dàn ý thuyết minh về cây bút bi hay nhất

5/5 - (2 bình chọn)

Những mẫu dàn ý thuyết minh về cây bút bi do 123tailieu.vn sưu tầm trong bài viết bên dưới chắc chắn sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em học sinh lớp 8 và lớp 9 tích lũy vốn kiến thức để biết cách lập ra dàn ý để triển khai thành những bài văn thuyết minh về cây bút bi thật đầy đủ và chi tiết.

Thông qua những mẫu dàn ý được lưu trữ và biên soạn theo đề tài thuyết minh về cây bút bi, chắc chắn sẽ giúp các bạn học sinh hoàn thành tốt bài kiểm tra sắp tới của mình. Vậy mời các bạn cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của 123tailieu.vn nhé!

Tham khảo thêm: [TOP 20+] Bài thuyết minh về cây bút bi hay nhất hiện nay - Văn mẫu lớp 8 & 9

Top 6 Mẫu dàn ý thuyết minh về cây bút bi hay nhất hiện nay
Top 6 Mẫu dàn ý thuyết minh về cây bút bi hay nhất hiện nay

Mẫu dàn ý thuyết minh về cây bút bi lớp 8 - Mẫu 1

Mẫu dàn ý thuyết minh về cây bút bi lớp 8 - Mẫu 1
Mẫu dàn ý thuyết minh về cây bút bi lớp 8 - Mẫu 1

I. Mở bài

Đầu tiên, cần giới thiệu chung về tầm quan trọng của cây bút bi qua câu: “Nét chữ là nết người”. Tuy ngắn gọn nhưng câu thành ngữ trên đã đi sâu vào trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam và nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của nét chữ.

Tất cả chúng ta đều cần phải trải qua quá trình học tập và rèn luyện đạo đức nhằm tích lũy đủ kinh nghiệm để khi trưởng thành sẽ có đủ kiến thức và tài năng giúp phục vụ cho tổ quốc giàu mạnh. Và cây bút bi tuy chỉ là một nhân tố cực nhỏ nhưng lại đóng góp một phần công lao to lớn trong việc nuôi dưỡng lớp trẻ Việt Nam.

II. Thân bài

1. Nguồn gốc, xuất xứ:

Vào năm 1930, một nhà báo người Hungari là Lazo Biro đã phát minh ra cây bút bi. Lúc đầu, ông luôn cảm thấy bực mình vì việc ghi chép bằng những cây bút máy khiến các tờ giấy không được sạch và dễ bị hỏng. Sau khi vô tình nhìn thấy bọn trẻ con đang chơi bi, một viên bi vô tình lệch hướng chạy qua vũng nước để lại một vệt nước dài.

Ấn tượng về điều đó đã thôi thúc giúp ông tạo ra cây bút bi bằng cách đặt một viên bi ở đầu bút để truyền mực từ ống mực ra giấy. Sản phẩm đã cải thiện được những khuyết điểm của bút máy, giúp việc ghi chép rất tiện lợi và mực lại nhanh khô.

2. Cấu tạo:

  • Vỏ bút: Ống trụ tròn dài từ 14 - 15 cm được làm bằng nhựa dẻo hoặc nhựa màu, trên thân thường có các thông số ghi ngày, nơi sản xuất.
  • Ruột bút: Bên trong, làm từ nhựa dẻo, chứa mực đặc hoặc mực nước.
  • Bộ phận đi kèm: Lò xo, nút bấm, nắp đậy, ngoài vỏ bên ngoài còn có đai để gắn vào túi áo hoặc sách vở.

3. Phân loại

  • Kiểu dáng khác nhau tùy theo lứa tuổi và thị hiếu của người tiêu dùng.
  • Màu sắc đẹp và có nhiều kiểu dáng (có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá trong bài)
  • Hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện nhiều thương hiệu bút bi nổi tiếng.

4. Nguyên lý hoạt động và cách bảo quản:

  • Nguyên lý hoạt động: Mũi cây bút chứa một viên bi nhỏ, khi viết thì bi sẽ lăn để mực chảy ra và tạo thành nét chữ.
  • Cách bảo quản: Cần phải giữ cẩn thận để tránh bị bể bi.

5. Ưu điểm, khuyết điểm và phong trào:

5.1. Ưu điểm:

  • Bền, đẹp, nhỏ gọn, dễ vận chuyển.
  • Giá thành rẻ, phù hợp với học sinh.

5.2. Khuyết điểm:

  • Vì việc viết bằng bút bi khá trơn tru và nhanh nên dễ bị giây mực ra giấy và khiến cho chữ viết không được đẹp như bút máy. Nhưng nếu viết cẩn thận tỉ mỉ thì bạn vẫn có thể tạo nên những nét chữ đẹp mê hồn với cây bút bi đấy.
Xem Thêm:  Cách căn lề trang in 2 mặt đối xứng nhau trong Word

5.3. Phong trào:

  • “Góp bút Thiên Long, cùng bạn đến trường” giúp khơi nguồn sáng tạo.

6. Ý nghĩa

  • Càng ngày càng khẳng định rõ vị trí của cây bút bi.
  • Những chiếc bút bi xinh xinh nằm trong hộp bút thể hiện được nét thẩm mỹ của mỗi con người.
  • Dùng để viết hoặc vẽ.
  • Những anh/chị thông qua cây bút bi để thể hiện tâm trạng của bản thân:
    + Cây bút bi như người bạn đồng hành thể hiện ước mơ và hoài bão của chủ nhân.
    + “Hãy cho tôi biết nét chữ của bạn, tôi sẽ biết bạn là ai.”

III. Kết bài

Nêu ý nghĩa của việc sử dụng yếu tố nghệ thuật trong văn bản thuyết minh: Kết luận và nhấn mạnh tầm quan trọng của cây bút bi trong cuộc sống.

Mẫu dàn ý thuyết minh về cây bút bi lớp 9 - Mẫu 2

Mẫu dàn ý thuyết minh về cây bút bi lớp 9 - Mẫu 2
Mẫu dàn ý thuyết minh về cây bút bi lớp 9 - Mẫu 2

I. Mở bài

Giới thiệu chung về cây bút bi.

II. Thân bài

  1. Giới thiệu nguồn gốc của bút bi

Người được cấp bằng phát minh đầu tiên: John J. Loud (Mỹ), nhưng phải đến Lazo Biro (Hungary) thì chiếc bút bi mới thực sự được hoàn thiện.
Lý do phát minh: phát hiện loại mực dùng in giấy rất nhanh khô, nghiên cứu để làm ra loại bút sử dụng loại mực này.

  1. Cấu tạo cơ bản của bút bi

Vỏ bút: Phần bên ngoài, hình ống trụ, dài khoảng 14 - 15cm, chất liệu nhựa dẻo hoặc nhựa màu, trên thân thường in các thông số sản xuất.

Ruột bút: Phần bên trong, làm từ chất liệu nhựa dẻo, chứa mực đặc hoặc mực nước.

Các bộ phận đi kèm: Lò xo, nút bấm, đai ngoài vỏ.

  1. Phân loại

Theo kiểu dáng (đa dạng, phong phú…)
Theo màu sắc mực (xanh, đỏ, tím, đen…)
Theo hãng sản xuất (trong nước và nước ngoài)

  1. Tác dụng

Dùng để ghi chép sách vở, nhật ký…
Gắn bó với học sinh, sinh viên như một người bạn.

  1. Ưu, nhược điểm
  • Ưu điểm:

Gọn nhẹ, dùng bền.
Giá rẻ hơn nhiều so với các loại bút ngòi.
Giúp viết chữ nhanh.
Làm chữ viết trên giấy mau khô, không bị thấm mực sang trang khác.

  • Nhược điểm:

Viết nhanh dễ làm nét chữ cứng, mất thanh, đậm.
Chỉ dùng được một lần (đến khi hết mực), đa số không thể tái sử dụng.

III. Kết bài

Đánh giá cá nhân về cây bút bi (vai trò, tình cảm…).

Mẫu dàn ý thuyết minh về cây bút bi - Mẫu 3

I. Mở bài

Giới thiệu, dẫn dắt vào đề bài: cây bút bi (trực tiếp hoặc gián tiếp).

II. Thân bài

1. Lịch sử hình thành và khái quát chung về cây bút

Bút bi được phát minh do một nhà báo người Hungary có tên Lazso Biro.
Khái quát chung: cây bút có nhiều giá thành khác nhau phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng, rất phổ biến trong xã hội, được con người sử dụng hằng ngày để học tập và làm việc…

2. Thuyết minh chi tiết

Bút bi dài khoảng 20cm, hình trụ thon dài.

Chia thành 2 bộ phận chính, bao gồm: vỏ bút và ruột bút.

Vỏ bút: làm bằng nhựa hoặc kim loại, đơn giản hoặc có nhưng họa tiết bắt mắt.

Ruột bút: bao gồm phần ống mực và đầu bút. Ống mực thuôn dài, làm bằng nhựa dẻo, rỗng bên trong, là nơi để chứa mực. Đầu bút làm bằng kim loại và có gắn một viên bi tròn rất nhỏ (khoảng 0,5 - 1mm) là nơi để mực chảy ra khi ta viết.

Dựa vào cấu tạo, có hai loại bút chính: bút bấm vào bút nắp:

Bút bấm: trong phần ruột bút thường có gắn 1 chiếc lò xo có đàn hồi tốt, phần đầu bút có chức năng bấm để mở hoặc tắt bút khi kết hợp cùng chiếc lò xo.

Bút nắp: thường không có lò xo, phần đầu bút cấu tạo đơn giản hơn bút bấm và có một chiếc nắp để mở ra đóng vào khi cần hoặc không cần sử dụng.

Giá thành: bút bi đa dạng về chủng loại nên có giá thành khác nhau. Loại phổ thông có giá tiền dao động từ 3000 - 15.000 đồng. Loại cao cấp hơn có giá tiền lên đến hàng trăm nghìn, thậm chí là hàng triệu đồng.

Xem Thêm:  Danh từ là gì? Đặc điểm của Danh từ? Phân loại Danh từ?

3. Công dụng

Bút bi vô cùng phổ biến trong cuộc sống mà ai ai cũng cần dùng đến và hầu như đều sở hữu. Nó giúp chúng ta ghi chép lại kiến thức, những điều cần thiết… mỗi người học sinh chúng ta trưởng thành đều từ những con chữ được viết bằng bút bi.

III. Kết bài

Khẳng định lại vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của bút bi.

Mẫu dàn ý thuyết minh về cây bút bi - Mẫu 4

I. Mở bài

Giới thiệu chung về cây bút bi

II. Thân bài

  1. Nguồn gốc, xuất xứ
  • Bút bi được phát minh bởi một nhà báo người Hungary.
  • Nó khắc phục được những khuyết điểm của bút máy và dần dần được mọi người sử dụng rộng rãi.
  1. Đặc điểm, cấu tạo
  • Cấu tạo của bút bi gồm 3 bộ phận chính : Vỏ bút, ruột bút và bộ phận điều khiển
  • Vỏ bút: thường được làm bằng chất liệu nhựa hơi cứng hoặc bằng kim loại, hình trụ tròn.
  • Ruột bút: nằm phía trong vỏ bút, làm từ loại nhựa có tính chất dẻo và có thể thay đổi màu mực dễ dàng.
  • Bộ điều khiển gồm lò xo và nút bật.
  1. Cách sử dụng, cách bảo quản
  • Bút được hoạt động với cơ chế đơn giản, khi muốn sử dụng thì ta chỉ cần bấm vào nút bật.
  • Cách sử dụng để bút được đều mực và lâu dài.
  • Cách bảo quản bút bi
  1. Phân loại và công dụng, mẫu mã từng loại
  • Kiểu dáng, màu sắc, giá cả khác nhau tùy thuộc vào lứa tuổi, nhu cầu sử dụng và thị hiếu người dùng
  • Bút bi cao cấp
  • Bút bi bình dân
  1. Vai trò của cây bút bi
  • Để sử dụng trong học tập, làm việc, ký kết hợp đồng,…
  • Là một món quà đầy ý nghĩa dành để tặng bạn bè, thầy cô, đồng nghiệp.

III. Kết bài

Khẳng định lại ý nghĩa, vai trò cây bút bi

Nêu cảm nghĩ của bản thân về cây bút bi.

Mẫu dàn ý thuyết minh về cây bút bi - Mẫu 5

I. Mở bài

Giới thiệu: Một vật dụng nhỏ gọn, tiện ích cho học sinh, sinh viên ngày nay mà - Chúng ta thường nhắc đến đó chính là cây bút bi.

II. Thân bài

  1. Nguồn gốc, xuất xứ

Người xin cấp bằng sáng chế bút bi đầu tiên trên thế giới là một người thợ thuộc da người Mỹ tên là John Loud vào năm 1888 nhưng không được khai thác thương mại. Mãi cho đến năm 1938, một biên tập viên người Hungary tên là Laszlo Biro vì quá chán nản với việc sử dụng bút mực nên ông đã sáng chế ra cây bút bi viết bằng mực.

Nó giúp vết mực in báo khô nhanh và ngày 15 tháng 6, ông được cấp bằng sáng chế tại Anh Quốc. Từ năm 1940, ngày sinh nhật của Biro ngày 29 tháng 9 đã trở thành ngày của những nhà phát minh ra bút bi.

  1. Cấu tạo
  • Bên ngoài bút là thân bút với một ống nhựa cứng, trên thân bút thường in hãng sản xuất, trang trí nhiều màu sắc bắt mắt.
  • Hình dạng rất phong phú, đa dạng.
  • Tháo bút ra, chúng ta sẽ thấy bên trong có một ống ruột.
  • Trong ống ruột có đoạn mực đặc. Phần dưới đầu hút có một viên bi rất nhỏ, chỉ từ không phẩy bảy đến một mi-li-mét.
  • Viên bi này chuyển động lăn giúp mực in lên giấy khô và nhanh. Bút bi có rất nhiều loại khác nhau, có loại làm bằng nhựa cứng, có loại làm bằng kim loại màu,… và nhiều nguyên liệu khác.
  • Loại làm bằng nhựa cứng thường được dùng một lần, đến hết mực rồi bỏ.
  • Nắp bút bi cùng rất đa dạng. Có dạng nắp rời ra, khi dùng tháo nắp gắn lên đầu, dùng xong đậy lại. Còn dạng nắp gắn liền với thân, khi dùng bấm nút để đẩy ngòi bút ra, không dùng bấm nút đẩy ngòi ngược vào trong.
  1. Cách sử dụng và bảo quản
  • Khi viết, chúng ta phải để bút hơi nghiêng từ 40° đến 60°, đặc biệt tránh vừa nằm vừa viết.
  • Khi dùng xong, cần phải đậy nắp lại ngay để tránh bút rớt làm hư đầu bi. Vì đầu bút bi là bộ phần quan trọng nhất của bút nên nếu hư đầu bi thì bút sẽ không dùng được. Phải để bút luôn nằm ngang để mực luôn lưu thông trong ống.
  1. Ý nghĩa
  • Khi để bút lâu không dùng mực trong ống sẽ bị khô, đừng vội bỏ cây bút mà hãy bỏ bút vào một lượng nước nóng vừa phải ngâm từ mười đến mười lăm phút.
  • Cây bút của bạn sẽ được phục hồi.
  • Chúng ta có thể thấy nó nằm ở trên bàn, trong túi hay trong xe hơi…
  • Những nơi nào cần viết sẽ có sự hiện diện của bút bi.
  • Nó vừa rẻ tiền lại vừa tiện dụng. Tùy theo hãng sản xuất mà có những giá cả khác nhau, trung bình từ khoảng 3.000đ trở lên.
  • Còn các hãng sản xuất nước ngoài như: Waterman, Parker,…thì giá một cây bút bi dao động hàng trăm USD trở lên.
  • Bút bi còn được dùng tặng miễn phí như một dạng quảng cáo.
Xem Thêm:  The POET Magazine hướng dẫn soạn bài theo chương trình văn học phổ thông

III. Kết bài

Bút bi luôn giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống mọi người và đặc biệt đối với học sinh như chúng ta thì nó là một người bạn thân thiết trên con đường học vấn. Vì vậy là một học sinh, chúng ta cần phải biết nâng niu và trân trọng bút để xứng đáng là người chủ “tài hoa” của nó.

Mẫu dàn ý thuyết minh về cây bút bi - Mẫu 6

Mẫu dàn ý thuyết minh về cây bút bi - Mẫu 6
Mẫu dàn ý thuyết minh về cây bút bi - Mẫu 6

I. Mở bài

Giới thiệu về loại bút định thuyết minh (bút bi)

II. Thân bài

Luận điểm 1: Nguồn gốc

  • Bắt nguồn từ nhu cầu in khắc, ghi chép, đánh dấu,… các loại bút viết lần lượt ra đời.
  • Tên gọi bút bi được vay mượn từ tiếng Pháp, ban đầu gọi là bút bic (theo tên 1 công ty Pháp chuyên sản xuất bút)
  • Bút bi bắt đầu xuất hiện từ cuối thế kỉ 19, khi công nghệ in ấn đã bắt đầu phát triển. Đa phần trong các phát minh về bút viết, mực sẽ được đặt trong một ống nhỏ, đầu ống được chặn lại bằng một bi nhỏ để lăn và ngăn không cho mực chảy ra.
  • Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, bút bi được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới, phục vụ nhu cầu ghi chép của nhân loại với rất nhiều mẫu mã, chủng loại khác nhau, giá thành rẻ.

Luận điểm 2: Cấu tạo

  • Bút bi gồm 3 bộ phận chính: vỏ bút, ruột bút và bộ phận điều chỉnh bút
  • Vỏ bút: được làm từ nhựa cứng, nhẹ, hình thon dài, dùng để bảo vệ ruột bút.
  • Ruột bút: là một ống nhỏ được làm từ nhựa dẻo, dùng để chứa mực, phần ngòi bút tiếp xúc trực tiếp với mực trong ống. Đặc biệt, đầu ngòi có một bi nhỏ dùng để lăn mực trên giấy và ngăn không cho mực chảy ra. Đây là phần quan trọng nhất của bút bi.
  • Bộ phận điều chỉnh bút: gồm lò xo và bộ bấm bút, dùng để điều chỉnh bút khi viết và khi không dùng đến. Một số loại bút khác điều chỉnh bằng nắp đậy.
  • Bút bi được thiết kế ngày càng có tính thẩm mỹ và hữu dụng cao, giá thành lại rẻ.

Luận điểm 3: Phân loại bút bi

  • Bút bi được chia ra làm hai loại chính: loại bút dùng một lần và loại có thể bơm thêm mực khi hết. Tuy nhiên đối với loại bút dùng một lần, chúng ta vẫn có thể thay ngòi khác mà vẫn giữ nguyên vỏ và bộ phận điều chỉnh, giúp tiết kiệm chi phí hơn.
  • Ngoài bút bi còn có rất nhiều loại bút khác phục vụ nhu cầu ghi chép đa dạng của con người: bút chì, bút máy, bút dạ, bút highlight,…

Luận điểm 4: Công dụng và cách bảo quản

  • Công dụng của bút bi là ghi chép, đánh dấu lên giấy và một số vật khác như gỗ, gạch,…
  • Cách bảo quản: Bút bi có giá thành rẻ và độ bền cao, khi sử dụng chúng ta chỉ cần chú ý không để bút rơi xuống đất, tránh va đập khiến vỏ bút vỡ, và đặc biệt là tránh làm hỏng bi bút.

III. Kết bài

Khái quát công dụng và ý nghĩa của bút bi trong đời sống con người.

Nếu bạn thấy bài viết này hay, hãy đánh giá 5 sao hoặc để lại ý kiến trong phần bình luận bên dưới để 123tailieu.vn có thêm động lực tiếp tục phát huy nhé! Cảm ơn các bạn đã theo dõi!

5/5 - (2 bình chọn)
Chia sẻ ngay:
Có thể bạn thích:
Bài viết mới nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

123TaiLieu.vn

123TaiLieu.VN là trang Website chuyên chia sẻ những thông tin hay và bổ ích về học tập, ảnh đẹp và mẹo vặt. Bạn có thể tìm thấy những kiến thức tổng hợp vô cùng thú vị ngay tại đây. Hãy cùng nhau xây dựng, chia sẻ và đánh giá những bài học trải nghiệm cùng những thông điệp tuyệt vời vì công cuộc xây dựng một cuộc sống tươi đẹp giàu mạnh hơn nhé!
crosstext-align-right