Trợ từ là gì? Thán từ là gì? Đặc điểm, Cách phân biệt và Ví dụ cụ thể?

4.4/5 - (5 bình chọn)

Trợ từ - Thán từ là một trong những kiến thức ngữ văn rất quan trọng đối với tất cả các bạn học sinh nói riêng cũng như con người Việt Nam nói chung. Hãy cùng 123tailieu.vn tìm hiểu về định nghĩa, đặc điểm, cách phân biệt và cách sử dụng của Trợ từ - Thán từ trong bài viết chi tiết ngay bên dưới nhé!

Trợ từ là gì? Thán từ là gì? Đặc điểm, Cách phân biệt và Ví dụ cụ thể?
Trợ từ là gì? Thán từ là gì? Đặc điểm, Cách phân biệt và Ví dụ cụ thể?

1. Khái niệm của Trợ từ

Theo định nghĩa trong sách giáo khoa lớp 8 thì Trợ từ là những từ ngữ thường được sử dụng để đi kèm với các từ ngữ trong câu, nhằm mục đích nhấn mạnh hoặc biểu thị một thái độ của sự vật, hiện tượng trong quá trình nói hoặc viết.

1.1. Ví dụ về tác dụng của Trợ từ

Cùng phân tích về Trợ từ (nếu có) trong các câu sau:

  • Cậu ấy là người học giỏi nhất lớp.
    => Nhằm thông báo 1 thông tin về người học giỏi nhất lớp.
  • Cậu ấy chính là người học giỏi nhất lớp.
    =>Tương tự câu trên, câu này cũng nhằm thông báo 1 thông tin về người học giỏi nhất lớp. Tuy nhiên, từ "chính" ở đây sẽ giúp nhấn mạnh nội dung thông tin được đề cập đến một cách rõ ràng hơn hẳn câu trên.

Như vậy, từ “chính” ở đây chính là Trợ từ được dùng để nhấn mạnh thông tin đang được đề cập đến trong câu văn trên!

1.2. Bài tập mẫu về Trợ từ

Thế nào là Trợ từ? Hãy chỉ ra các Trợ từ dưới đây và nêu vai trò của Trợ từ trong câu?

  • Hằng ngày, Tuấn làm đến 8 bài tập môn Toán.
  • Mỗi ngày, Hoa phải đi bộ đến trường.
  • Hoa cũng là người học giỏi nhất lớp.

=> Như vậy Trợ từ là gì? Trợ từ chính là những từ được đi kèm với các từ ngữ trong câu nhằm mục đích nhấn mạnh, biểu thị một thái độ hoặc là đánh giá 1 sự vật hiện tượng nào đó.

Xem Thêm:  Nâng bi có nghĩa là gì?

=> Trợ từ trong đoạn văn trên chính là "đến", "phải" "cũng". "Đến" giúp nhấn mạnh số lượng bài tập môn Toán mà bạn Tuấn làm mỗi ngày. Trợ từ "phải" giúp nhấn mạnh việc đến trường bằng cách đi bộ của Hoa. Và "cũng" có tác dụng giúp nhấn mạnh thông tin Hoa chính là người học giỏi nhất lớp!

2. Phân loại trợ từ

Có 2 loại trợ từ chính gồm:

2.1. Loại thứ nhất là Trợ từ biểu thị ngữ điệu

Dùng để biểu thị ngữ điệu của câu bao gồm dạng câu trần thuật và câu nghi vấn (ví dụ một số trợ từ thường được sử dụng: à, cơ, đâu, thế, chứ,…).

Ví dụ tiêu biểu về Trợ từ biểu thị ngữ điệu:

  • Hôm nay cậu có bài thi đấy à?
  • Ngày mai cậu sẽ đến trường chứ?

2.2. Loại thứ hai là Trợ từ biểu thị tính chất sự vật, hiện tượng

Dùng ở trong câu để nhấn mạnh, hoặc giảm nhẹ tính chất vấn đề sự vật hiện tượng được đề cập đến trong câu (Các trợ từ thường dùng: chính, cũng, chỉ, phải,…)

Ví dụ tiêu biểu về Trợ từ biểu thị tính chất sự vật, hiện tượng:

  • Chính thời tiết này khiến mọi người dễ bị cảm lạnh.
  • Cũng vì ba mẹ nên mình cố gắng học hành chăm chỉ.
  • Bài thi hôm nay khó quá nên mình chỉ được 8 điểm.

3. Các bài tập làm thêm về Trợ từ

Câu 1: Trợ từ là gì? Các đặc điểm của Trợ từ? Nêu một số ví dụ về Trợ từ thường gặp trong đời sống hàng ngày?

=> Trợ từ chính là những từ được đi kèm với các từ ngữ trong câu nhằm mục đích nhấn mạnh, biểu thị một thái độ hoặc là đánh giá 1 sự vật hiện tượng nào đó.

=> Trợ từ thường do các từ loại khác chuyển thành. Một số Trợ từ thường gặp: Những, chính, đích, ngay,…

=> Ví dụ về Trợ từ thường gặp trong đời sống hàng ngày:

  • Nó ăn những hai bát cơm.
  • Một tuần học sinh chỉ chào cờ một lần vào đầu tuần.

Câu 2: Từ các ví dụ về Trợ từ dưới đây. Hãy chỉ ra đâu là Trợ từ ở trong câu? Và vai trò của Trợ từ trong các câu dưới đây là gì?

  • Tuấn ăn tới 2 bát cơm.
  • Tuấn ăn có 2 bát cơm.
  • Chính bài thi đã làm Hoa buồn.
  • Đến bản thân tôi cũng không rõ sự việc này.
  • Hôm nay thì chúng ta phải học bài gì?
  • Cô giáo bảo làm bao nhiêu bài tập cơ?
  • Cô giáo bảo chúng ta học đến hết thứ 7 cơ à?

=> Phân tích các Trợ từ và vai trò của chúng trong các câu trên:

  • Tuấn ăn tới 2 bát cơm. => Nhấn mạnh về số lượng chén cơm khi ăn của Tuấn.
  • Tuấn ăn 2 bát cơm. => Nhấn mạnh về số lượng chén cơm khi ăn của Tuấn.
  • Chính bài thi đã làm Hoa buồn. => Nhấn mạnh về bài thi đã làm Hoa buồn.
  • Đến bản thân tôi cũng không rõ sự việc này. =>Nhấn mạnh việc không hiểu rõ sự việc của mình.
  • Hôm nay thì chúng ta phải học bài gì? => Nhấn mạnh về việc thắc mắc về bài sẽ học trong hôm nay.
  • Cô giáo bảo làm bao nhiêu bài tập ? => Nhấn mạnh về việc thắc mắc về số lượng bài tập cô giáo giao.
  • Cô giáo bảo chúng ta học đến hết thứ 7 cơ à? => Nhấn mạnh về việc phải học đến hết thứ 7 theo lời cô giáo bảo.
Xem Thêm:  Hướng dẫn làm bài cảm nhận về nhân vật An Dương Vương

4. Thán từ là gì?

Thán từ là các từ ngữ được sử dụng trong câu nhằm mục đích bộc lộ cảm xúc của người nói, đồng thời dùng để gọi và đáp trong giao tiếp.

5. Đặc điểm của Thán từ?

Thông thường, vị trí mà Thán từ xuất hiện nhiều nhất là ở đầu câu. Tuy nhiên, vẫn có các vị trí khác mà thán từ có thể đứng trong câu.

5.1. Thán từ là một câu đặc biệt

Thán từ có thể được tách riêng thành 1 câu đặc biệt, nhằm bổ nghĩa cho câu phía sau nó.

Ví dụ: Trời ơi! Không thể tin được điểm thi lần này lại cao đến như vậy! => Ta thấy từ Trời ơi đã được tách riêng và tạo thành một câu đặc biệt, đồng thời đảm nhiệm vai trò là thành phần Thán từ trong câu.

5.2. Thán từ là một bộ phận trong câu

Thán từ như một một bộ phận trong câu, có thể đứng ở vị trí đầu hoặc giữa câu.

Ví dụ: Này, anh ấy vừa đi đâu đó? => Ta thấy lúc này Thán từ này đứng vị trí đầu câu, và cũng đã trở thành một bộ phận trong câu.

6. Phân loại Thán từ

Theo Sách giáo khoa Ngữ Văn 8 trong bài Trợ từ - Thán từ có ghi rõ, Thán từ bao gồm 2 loại:

6.1. Thán từ bộc lộ cảm xúc, tình cảm

Thán từ bộc lộ cảm xúc, tình cảm: Trong câu, Thán từ thường xuất hiện qua các từ: vâng, dạ, này, ơi, ừ, a, á, ôi, ô,... (gọi đáp) hay trời ơi, than ôi,... (biểu lộ cảm xúc).

Ví dụ:

  • Chao ôi! Chiếc váy này thật là đẹp. => Thán từ chao ôi có chức năng bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên về mức độ đẹp của chiếc váy.
  • Trời ơi! Cậu có biết gì chưa? Nam vừa đạt điểm mười môn Toán đó. => Thán từ trong câu trên là từ “trời ơi”, dùng để biểu lộ cảm xúc khi thấy Nam đạt điểm cao.
Xem Thêm:  Bài Tóm tắt đoạn trích Thề nguyền (trích Truyện Kiều)

6.2. Thán từ dùng để gọi đáp

Thán từ dùng để gọi đáp: gồm các từ như: này, hỡi, ơi, vâng, dạ…

Ví dụ:

  • Này, bạn sắp trễ mất buổi họp hôm nay rồi đó. => Thán từ "này" có chức năng dùng để gọi đáp trong câu nói.
  • Vâng! Cháu chào ông ạ. => Thán từ “vâng”, chức năng dùng để gọi đáp trong câu nói.

7. Các bài tập làm thêm về Thán từ

Câu 1: Thán từ là gì? Có mấy loại Thán từ?

=> Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Một số thán từ thường gặp là: vâng, dạ, này, ơi, ừ (gọi đáp), a, á, ôi, ô hay, trời ơi, than ôi (biểu lộ cảm xúc).

=> Có 2 loại Thán từ là Thán từ bộc lộ cảm xúc, tình cảmThán từ dùng để gọi đáp.

Câu 2: Đặt câu với những Thán từ sau đây: à, úi chà, chết thật, eo ôi, ơi, trời ơi, vâng, bớ người ta.

  • À! Mẹ em đã về!
  • Úi chà cái con mèo này, thì ra mày đã gặm miếng thịt của bà!
  • Chết thật, nhà ấy đã có trộm vào rồi đấy!
  • Eo ơi, bãi rác của Philipines thật kinh khủng!
  • Trời ơi con với cái!
  • Vâng, cháu biết rồi ạ!
  • Bớ người ta có ăn cướp!

8. Phân loại Trợ từ - Thán từ

TRỢ TỪTHÁN TỪ
Khái niệmTrợ từ thường chỉ có một từ ngữ trong câu, được sử dụng nhằm biểu thị hoặc nhấn mạnh sự vật, sự việc được nói tới ở từ ngữ đó.Thán từ là những từ ngữ được sử dụng trong câu với mục đích nhằm bộc lộ cảm xúc của người nói, thán từ cũng được dùng để gọi và đáp trong giao tiếp. Vị trí mà thán từ thường xuất hiện nhiều nhất trong câu là ở vị trí đầu câu.
Vai tròVai trò của trợ từ trong câu là được sử dụng để biểu thị hoặc nhấn mạnh sự vật, sự việc, hiện tượng nào đó đang được nhắc đến.Vai trò của thán từ chủ yếu xuất hiện đầu câu và các từ ngắn gọn như mục đích biểu cảm, bộc lộ tình cảm cảm xúc.
Phân loạiCó 2 loại trợ từ chính trong tiếng Việt mà bạn cần ghi nhớ, cụ thể:
- Trợ từ dùng để nhấn mạnh: Loại trợ từ này được sử dụng nhằm nhấn mạnh một sự vật, sự việc, hiện tượng nào đó, bao gồm những từ như: những, cái, thì, mà, là…
- Trợ từ nhằm biểu thị đánh giá về sự việc, sự vật, bao gồm các từ như: chính, ngay, đích thị…
Theo Sách giáo khoa Ngữ Văn Lớp 8, thán từ bao gồm 2 loại đó là:
- Thán từ bộc lộ cảm xúc, tình cảm: gồm những từ như: ôi, trời ơi, than ôi…
Ví dụ: Chao ôi! Chiếc váy này thật là đẹp.
- Thán từ dùng để gọi đáp: gồm các từ như: này, hỡi, ơi, vâng, dạ…
Ví dụ: Này, bạn sắp trễ mất buổi họp hôm nay rồi đó.
Ví dụ- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
=> Có thể thấy trong câu trên, thán từ được sử dụng là từ: than ôi.
- Người có giọng hát hay nhất khối 9 đích thị là Trâm Anh.
=> Như vậy, trợ từ được sử dụng trong câu trên là loại trợ từ nhấn mạnh, đó là từ: đích thị. Từ đích thị đã nhấn mạnh hơn cho người nghe về việc Trâm Anh là người có giọng hát hay nhất khối lớp 9.

9. Tình thái từ là gì?

Tương tự như Trợ từThán từ, Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo nên câu nghi vấn, câu cầu khiến và câu cảm thán để biểu thị các sắc thái, tình cảm của người nói.

Tình thái từ được phân chia thành một số loại đáng chú ý như sau:

  • Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, hử, chứ, chăng, nhỉ, hở, cơ, nhé,...
  • Tình thái từ cầu khiến: đi, nào, với, đi thôi, nhé,...
  • Tình thái từ cảm thán: thay, sao, thật,...
  • Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé, cơ, mà, dạ, vâng,...

Ví dụ: Mẹ đi làm rồi à ? => Tình thái từ trong trường hợp này thuộc loại câu nghi vấn!

Qua một số khái niệm và ví dụ minh họa bên trên của 123tailieu.vn, chắc hẳn các bạn đã phần nào nắm được thế nào là Trợ từ - Thán từ rồi đúng không nào? Bạn có thắc mắc hoặc muốn đóng góp những ý kiến khác? Vui lòng để lại thông tin ở dưới phần bình luận. Xin cảm ơn!

4.4/5 - (5 bình chọn)
Chia sẻ ngay:
Có thể bạn thích:
Bài viết mới nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

123TaiLieu.vn

123TaiLieu.VN là trang Website chuyên chia sẻ những thông tin hay và bổ ích về học tập, ảnh đẹp và mẹo vặt. Bạn có thể tìm thấy những kiến thức tổng hợp vô cùng thú vị ngay tại đây. Hãy cùng nhau xây dựng, chia sẻ và đánh giá những bài học trải nghiệm cùng những thông điệp tuyệt vời vì công cuộc xây dựng một cuộc sống tươi đẹp giàu mạnh hơn nhé!
crosstext-align-right