Truyện cổ tích là gì? Đặc điểm của Truyện cổ tích Việt Nam?

5/5 - (1 bình chọn)

Từ lâu, những Truyện cổ tích Việt Nam đã được xem là một món ăn tinh thần không thể thiếu dành cho các em nhỏ. Hầu như trong ký ức tuổi thơ của bất kỳ ai cũng đều từng được nghe hoặc đọc qua một vài Truyện cổ tích phổ biến, như: Tấm cám, Thánh Gióng, Sơn Tinh - Thủy Tinh,... Tuy nhiên, bạn đã thực sự hiểu rõ Truyện cổ tích là gì chưa? Và những đặc điểm của Truyện cổ tích? Tất cả các thắc mắc trên sẽ được 123tailieu.vn tổng hợp và giải đáp cụ thể qua bài viết dưới đây!

Truyện cổ tích là gì? Đặc điểm của Truyện cổ tích Việt Nam?
Truyện cổ tích là gì? Đặc điểm của Truyện cổ tích Việt Nam?

1. Truyện cổ tích là gì?

Cổ tích là một thể loại văn học tự sự được sáng tác và lưu truyền trong dân gian, thường có xu thế hư cấu. Truyện cổ tích được xem là một thể loại truyện sử dụng nghệ thuật kỳ ảo để thể hiện sự nhìn nhận sự vật, sự việc cũng như đánh giá về cuộc sống của con người trong xã hội thời xa xưa.

Đồng thời, Truyện cổ tích cũng bộc lộ những quan điểm của tác giả về sự công bằng, mong muốn khẳng định công lý và mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người nông dân nghèo trong xã hội lúc bấy giờ.

2. Phân loại Truyện cổ tích Việt Nam

Truyện cổ tích bao gồm nhiều thể loại khác nhau như: cổ tích thần kỳ, cổ tích thế sự, cổ tích phiêu lưu và cổ tích loài vật. Cụ thể:

2.1. Truyện cổ tích thần kỳ

Đây là cốt truyện mang xu hướng hư ảo, thần kỳ về các con vật, sự việc... hoàn toàn không có thật trong cuộc sống như: chằn tinh, mãng xà,… hay là người đội lốt thú vật, người đội lốt quả thị,...

Xem Thêm:  Tìm hiểu nội dung và tóm tắt truyện Bức tranh của em gái tôi – lớp 6

2.2. Truyện cổ tích thế sự - Truyện cổ tích thế tục

Truyện cổ tích thế sự (hay Truyện cổ tích thế tục, Truyện cổ tích sinh hoạt) là những câu chuyện không có, hoặc có rất ít các yếu tố thần kì. Ở đây, các mâu thuẫn và xung đột xã hội giữa người với người sẽ được giải quyết một cách hiện thực, không cần đến những yếu tố siêu nhiên.

2.3. Truyện cổ tích phiêu lưu

Nội dung của các thể loại truyện này là hành trình khám phá, phiêu lưu ký của các nhân vật khác nhau. Và những cuộc phiêu lưu này đều là giả tưởng.

2.4. Truyện cổ tích loài vật

Nhân vật chính của các câu truyện cổ tích này không phải là con người mà là các con vật. Nội dung truyện được dựng lên bởi trí tưởng tượng vô cùng phong phú của con người. Tác giả sẽ sử dụng phép nhân hóa với một hoặc nhiều loài động vật trong thế giới muôn loài để tạo thành các nhân vật.

Nội dung của những câu chuyện này đều gửi gắm đến người đọc những bài học nhân cách, đề cao đạo lý làm người cũng như hướng tới mong muốn xây dựng một xã hội ngày càng tốt đẹp và nhân văn hơn.

3. Một số Truyện cổ tích Việt Nam hay nhất bạn nên biết

3.1. Truyện cổ tích Tấm Cám

Truyện cổ tích Tấm Cám
Truyện cổ tích Tấm Cám

Đây có lẽ là truyện cổ tích mà bất kỳ trẻ nhỏ hay người lớn nào cũng đều biết đến mỗi khi nhắc đến tên nó. Truyện cổ tích này tập trung vào nhân vật chính là Tấm với tính cách ngoan hiền, tốt bụng nên luôn nhận được sự giúp đỡ từ ông bụt.

Còn đối lập với Tấm chính là hai nhân vật phản diện: Mẹ con Cám. Hai nhân vật này đầy mưu mô, xảo quyệt và vô cùng ác độc, nhiều lần cố tình hãm hại Tấm. Do đó, hai mẹ con Cám lại nhận được kết cục không hề tốt đẹp. Còn Tấm tuy trải qua rất nhiều khó khăn trắc trở nhưng cuối cùng vẫn có một cuộc sống hạnh phúc, đầy đủ. Kết cục có hậu của Truyện cổ tích Tấm Cám góp phần khẳng định một câu nói vô cùng phổ biến của ông cha ta, đó chính là “Ở hiền gặp lành”!

Xem Thêm:  Bài Tóm tắt đoạn trích Thề nguyền (trích Truyện Kiều)

3.2. Truyện cổ tích Thạch Sanh

Truyện cổ tích Thạch Sanh
Truyện cổ tích Thạch Sanh

Truyện cổ tích Thạch Sanh mang ý nghĩa thể hiện ước mơ, niềm tin về một xã hội công bằng, lý tưởng và tình yêu hoà bình của nhân dân ta. Nội dung của truyện kể về một vị dũng sĩ tên Thạch Sanh đã dũng cảm chống lại người xấu, tiêu diệt yêu quái chằn tinh chuyên ăn thịt dân làng và diệt đại bàng độc ác để giải cứu mọi người. Đồng thời cũng vạch trần bộ mặt thật xấu xa, bội bạc, vong ân của người anh em với Thạch Sanh - đó chính là Lý Thông!

3.3. Truyện cổ tích Cây tre trăm đốt

Truyện cổ tích Cây tre trăm đốt
Truyện cổ tích Cây tre trăm đốt

Nếu ai không biết đến Truyện cổ tích Cây tre trăm đốt thì đúng thực sự là chưa có được một tuổi thơ trọn vẹn. Câu chuyện Cây tre trăm đốt không chỉ được học ở nhà trường mà còn thường được mọi người truyền tai nhau và nghe kể lại từ những người lớn như ông bà hoặc cha mẹ. Truyện Cây tre trăm đốt mang đến cho chúng ta một bài học vô cùng ý nghĩa trong cuộc sống, đó chính là sống ở đời thì phải lương thiện, nói lời phải giữ lấy lời, không được nói suông. Và những người sống tốt, ăn ở hiền lành sẽ luôn gặp may mắn. Ngược lại, những kẻ độc ác xấu xa chắc chắn sẽ gặp quả báo.

4. Đặc điểm của Truyện cổ tích Việt Nam

Tuy có rất nhiều câu chuyện với những nội dung khác nhau, nhưng đa phần Truyện cổ tích đều được sáng tác dựa trên những đặc điểm chung. Dưới đây, 123tailieu.vn sẽ nêu ra một số đặc điểm của Truyện cổ tích mà bạn không nên bỏ qua:

4.1. Tư tưởng của Truyện cổ tích

Mọi câu chuyện cổ tích đều là một bài học ý nghĩa về cách sống, cách làm người và quy luật nhân quả trong cuộc sống. Các kết thúc của tất cả Truyện cổ tích đều mang tư tưởng, niềm tin về đạo lý sống "ở hiền gặp lành". Phải giữ tinh thần luôn vui vẻ, lạc quan dù cuộc sống có khó khăn và vất vả bao nhiêu. Ngoài ra, các bài học đạo đức cũng được lồng ghép khéo léo vào cốt truyện để nhắc nhở những người đã đọc Truyện cổ tích nên sống sao cho thật ý nghĩa và tốt đẹp hơn.

4.2. Yếu tố hư cấu, ảo tưởng trong Truyện cổ tích

Đặc trưng này có lẽ là quan trọng nhất trong các nội dung của Truyện cổ tích. Những yếu tố ảo tưởng, hư cấu đã góp phần tạo nên sự thú vị, lôi cuốn cho các câu chuyện cổ tích Việt Nam. Chính các yếu tố này góp phần dẫn dắt câu chuyện đi đến phần cao trào, nhằm giải quyết xung đột và vấn đề trong truyện. Và nó cũng giúp cho các ước mơ của những nhân vật chính trung tâm của truyện được trở thành hiện thực, đạt được những khát vọng và mong muốn của mình.

Xem Thêm:  Nâng bi có nghĩa là gì?

4.3. Xây dựng nhân vật trung tâm của Truyện cổ tích

Một điều mà các bạn có thể dễ dàng nhận thấy trong các nội dung của Truyện cổ tích, đó chính là việc xây dựng hình tượng nhân vật chính luôn là người hiền lành, bị kẻ ác ức hiếp, luôn chịu sự thua thiệt và áp bức từ các tầng lớp cao hơn… Và sau khi trải qua tất cả các kiếp nạn thì cuối cùng, các nhân vật chính của truyện cũng sẽ có được một kết cục tốt đẹp.

4.4. Cách xây dựng nhân vật của Truyện cổ tích là gì?

Qua cách xây dựng những nhân vật chính cũng như nhân vật phụ của Truyện cổ tích, thì tác giả còn gửi gắm một thông điệp cho các bạn đọc một đạo lý muôn đời không bao giờ sai của ông cha ta, đó chính là: “Ở hiền gặp lành"! Đạo lý này chỉ rõ:

  • Những ai ăn ở hiền lành thì sau khi trải qua gian khó sẽ tìm được cho mình hạnh phúc thật sự.
  • Còn những người lòng dạ độc ác, tham lam, xấu xa thì sẽ không bao giờ nhận được một kết cục tốt đẹp!

Đồng thời, những câu chuyện cổ tích cũng thể hiện một khát vọng của tác giả về một cuộc sống công bằng, hạnh phúc trong xã hội dành cho những người thuộc tầng lớp thấp, dân lao động... nhưng có bụng dạ thiện lương.

Trên đây là các thông tin thú vị xoay quanh chủ đề Truyện cổ tích mà chúng tôi đã sưu tầm và tổng hợp nhằm gửi đến cho các bạn đọc. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về các câu chuyện cổ tích. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi!

5/5 - (1 bình chọn)
Chia sẻ ngay:
Có thể bạn thích:
Bài viết mới nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

123TaiLieu.vn

123TaiLieu.VN là trang Website chuyên chia sẻ những thông tin hay và bổ ích về học tập, ảnh đẹp và mẹo vặt. Bạn có thể tìm thấy những kiến thức tổng hợp vô cùng thú vị ngay tại đây. Hãy cùng nhau xây dựng, chia sẻ và đánh giá những bài học trải nghiệm cùng những thông điệp tuyệt vời vì công cuộc xây dựng một cuộc sống tươi đẹp giàu mạnh hơn nhé!
crosstext-align-right