Dao động hay giao động là cách viết đúng chính tả? Từ điển Tiếng Việt rất phong phú với nhiều từ đồng âm có cách phát âm giống nhau, nhưng ngữ nghĩa lại hoàn toàn khác nhau. Một trong số đó chính là dao động vào giao động. Vậy từ nào mới là đúng chính tả? Hãy đi ngay vào bài phân tích sau đây của 123tailieu.vn nhé!
Dao động là gì?
Dao động về mặt nghĩa đen có nghĩa là sự dịch chuyển đi dịch chuyển lại trong một khoảng nhất định. Mà đơn vị có thể là thời gian hoặc một đơn vị định lượng cụ thể nào đó.
Ví dụ:
- Con lắc đồng hồ dao động qua lại trong một khoảng dịch chuyển nhất định;
- Công suất hoạt động của máy móc dao động từ khoảng 3000kw/h đến 4000wk/h;
- Công suất làm việc của một công nhân trong một ngày làm việc dao động từ 500-600 sản phẩm ngày;
- Giá vàng dao động từ 45-45,5 triệu đồng/lượng,...
Dao động về mặt nghĩa bóng thường được sử dụng để chỉ một trạng thái về mặt tâm lý. Ví dụ: Chàng trai bị dao động được vẻ đẹp của cô gái.
Đồng nghĩa: chao đảo, động dao, nao núng, ngả nghiêng.
Trái nghĩa: kiên định.
Giao động là gì?
Giao: trong giao dịch, giao phối, giao hàng,...
Động: cử động, xê dịch vị trí trong không gian, hang động,...
Trong từ điển Tiếng Việt không có từ “giao động”. Đồng nghĩa với việc từ “Giao động” hoàn toàn không có nghĩa, và nó chỉ có nghĩa khi được tách rời ra thành các thực thể khác nhau.
Vậy dao động hay giao động là đúng chính tả?
Kết luận: Dao động là từ đúng chính tả!
Một số ví dụ về cách sử dụng dao động hay giao động:
- Giá giao động => Sai (Đáp án đúng là: Giá dao động).
- Giá vàng dao động mạnh trong ngày hôm nay => Đúng.
- Dao dịch thành công => Sai (Đáp án đúng: Giao dịch thành công).
- Giao nhận hay dao nhận => Đáp án đúng: Giao nhận (VD: Giao nhận công nghệ, chuyển giao công nghệ,…).
Nếu bạn có những ví dụ hoặc những câu hỏi khác? Vui lòng để lại ở dưới phần bình luận. Xin cảm ơn!