Chỉn chu hay chỉnh chu mới đúng chính tả Tiếng Việt?

5/5 - (2 bình chọn)

Cụm từ chỉn chu hay chỉnh chu đang gây ra nhiều tranh cãi trái chiều. Có người thì cho rằng chỉnh chu mới đúng chính tả. Có người thì lại cho rằng chỉnh chu mới đúng chính tả.

Hai từ này có cấu trúc gần giống nhau khiến cho việc phân định đúng sai càng trở nên rối rắm. Vì thế ngay trong bài viết này, 123tailieu.vn sẽ đưa ra những thông tin chi tiết nhất về chỉn chu hay chỉnh chu. Chắc chắn thông qua đây, bạn sẽ khắc phục được các lỗi sai thường gặp của mình.

1. Phân biệt nghĩa chỉn chu hay chỉnh chu

Chỉn chu hay chỉnh chu là vấn đề rất nhiều người nhầm lẫn hiện nay. Tuy chỉ khác nhau duy nhất 1 chữ h song nghĩa của hai từ lại khác nhau. Dựa vào các yếu tố dưới đây có thể trả lời được đâu mới là chính tả đúng trong Tiếng Việt.

chỉn chu hay chỉnh chu
chỉn chu hay chỉnh chu

2. Từ chỉn chu có nghĩa là gì?

Theo 04 cuốn từ điển chính thống hiện nay (Từ điển của Hoàng Phê, Đào Duy Anh, Thanh Nghị và Lê Ngọc Trụ). Chúng ta sẽ tìm thấy nghĩa của từ “chỉn chu” được ghi rõ.

Cụ thể theo từ điển của Hoàng Phê (Từ điển Tiếng Việt) có giải nghĩa rằng: chỉn chu là sự chu đáo, nghiêm chỉnh, cẩn thận, không có bất kỳ điểm gì có thể chê trách – bắt lỗi.

Xem Thêm:  Dùm hay Giùm là đúng chuẩn chính tả Tiếng Việt? Chỉ 50% trả lời đúng

Ví dụ như: trang phục chỉn chu (Anh ấy đã diện quần áo chỉn chu tới buổi phỏng vấn). Kế hoạch chỉn chu (Bản kế hoạch này câu làm rất chỉn chu, chi tiết).

Hơn nữa theo từ điển của Hoàng Phê, chỉn chu là tính từ chỉ những ai luôn giữ được sự ngăn nắp, cẩn thận, nề nếp, tuân thủ các điều kiện bên ngoài tốt nhất. Chẳng hạn như “người chỉn chu” (Cô ấy là người chỉn chu nhất trong những người tới dự buổi phỏng vấn ngày hôm nay).

Khi phân tách hai từ ta sẽ có chỉn và chu. Trong đó từ “chỉn” nhìn qua khá vô nghĩa và cũng là nguyên nhân khiến nhiều người nhầm lẫn, sai chính tả. Theo nhiều nghiên cứu, các nhà ngôn ngữ đã chỉ rõ “chỉn” mặc dù hiếm gặp. Đúng một mình không có nghĩa nhưng thực chất là từ Việt cổ.

Theo đó, chỉn có nghĩa là “chỉ, quả thực, vốn, thật”. Còn “chu” là từ gốc Hán, thường thấy trong các từ như chu vi. “Chu” có nghĩa là “đủ, vẹn, toàn thể” và nghĩa khác là “đạt mức yêu cầu, có thể làm cho yên tâm”.

Tương tự khi tìm kiếm chỉn chu trong tiếng Anh, bạn sẽ có được từ khóa là Presentable. Từ khóa này được giải nghĩa là chỉnh tề, bảnh bao, ngăn nắp, gọn gàng, phô ra được, coi được.

Như vậy, căn cứ vào sự ghi chép rõ ràng trong các từ điển chính thống. Sách báo nước ngoài có thể khẳng định rằng chỉn chu là từ có nghĩa. Và đây là từ đúng chính tả, sử dụng chung trong tất cả văn bản, tài liệu pháp lý và cả giao tiếp hằng ngày. Qua đó chúng ta có thể kết luận rằng chỉn chu mới đúng chính tả Tiếng Việt.

Xem Thêm:  Suôn sẻ hay Suông sẻ là đúng chính tả? Chỉ 70% người dùng biết điều này

3. Từ chỉnh chu có nghĩa là gì?

Cũng bằng cách tra 04 cuốn từ điển nói trên, bạn sẽ không thể tìm thấy bất cứ ghi chép nào khác cho từ “chỉnh chu”. Mặc dù vậy, “chỉnh chu” vẫn bị nhiều người nhầm lẫn và sử dụng phổ biến trong giao tiếp. Để làm rõ hơn vấn đề này, hãy dùng các phân tách từ ngữ và đối chiếu với lịch sử tiếng Việt để làm rõ hơn.

3.1. Thứ nhất phân tích nghĩa của từ “chỉnh”

Khi nhắc tới từ “chỉnh”, có thể khẳng định rằng đây là từ có nghĩa. Bạn sẽ liên hệ đến nhiều từ có góp mặt của “chỉnh” như: chỉnh sửa (sửa lại cho đúng), chỉnh đốn (sắp đặt lại cho theo nguyên tắc), chỉnh tề (gọn gàng có quy củ), chỉnh lý (sửa đổi lại theo quy định), chỉnh trang (sửa lại trang phục bên ngoài), chỉnh dung hay chỉnh tu.

Từ chỉnh ở đây có nghĩa là “sửa lại, sắp xếp lại cho đúng, dọn lại cho gọn hơn” hoặc “trạng thái cân bằng, đều và tuân theo thứ tự”.

3.2. Thứ hai phân tích nghĩa của từ “chu”

Khi nhắc tới từ “chu”, cũng sẽ liên tưởng tới nhiều nét nghĩa khác. Như đã nói ở trên, chu là từ gốc Hán, xếp vào cả động từ và tính từ. Đầu tiên, “chu” có nghĩa là hành động chúm chím môi hoặc đưa môi ra phía trước.

Tiếp theo là đạt tới tiêu chuẩn, những quy tắc đã được định sẵn. Chu còn có nghĩa là toàn bộ diện tích bao quanh (chu vi). Cuối cùng, “chu” còn có nghĩa là liên tiếp lặp lại, xoay quanh một vòng tuần hoàn như chu kỳ, chu trình, chu lưu.

Xem Thêm:  Dao động hay Giao động là đúng chính tả Tiếng Việt? Chỉ 25% đoán đúng

4. Nên dùng chỉn chu hay chỉnh chu

Theo như những căn cứ trên, có thể thấy rằng chỉn chu với nghĩa hai từ “chỉn chu” đạt được nghĩa chung của từ. Còn chỉnh chu tuy phân tách đều có nghĩa song nét nghĩa của hai từ không liên quan tới việc ngăn nắp, gọn gàng, đứng đắn.

Do đó có thể trả lời câu hỏi chỉn chu hay chỉnh chu chính là sử dụng từ “chỉn chu”. Đây là từ đúng chính tả được ghi chép rõ ràng trong từ điển, được báo chí chính thống, đài truyền hình sử dụng.

Qua bài viết trên, vấn đề phân biệt lỗi chính tả chỉn chu hay chỉnh chu đã quá rõ ràng. Sử dụng chỉn chu mới là lựa chọn đúng đắn trong việc giao tiếp cũng như các văn bản pháp lý khác. Do đó hãy cùng nắm rõ tất cả các thông tin đã được đề cập trong bài để sử dụng chính tả đúng hơn. Đừng quên chia sẻ bài viết để nhiều người cùng khắc phục các lỗi sai trong giao tiếp hằng ngày nhé.

5/5 - (2 bình chọn)
Chia sẻ ngay:
Có thể bạn thích:
6 Tháng Mười Hai, 2021
Thiếu sót hay Thiếu xót là đúng chính tả Tiếng Việt?
6 Tháng Mười Hai, 2021
Sát nhập hay Sáp nhập là đúng chính tả? Chỉ 10% người dùng biết điều này
6 Tháng Mười Hai, 2021
Dấu hay Giấu? Che dấu hay Che giấu là đúng chính tả? Chỉ 70% đúng
6 Tháng Mười Hai, 2021
Tập trung hay Tập chung là đúng chính tả? Chỉ 85% biết điều này
6 Tháng Mười Hai, 2021
Cảm ơn hay Cám ơn là đúng chính tả? 50% không trả lời được
6 Tháng Mười Hai, 2021
Xao nhãng, Xao lãng, Sao nhãng hay Sao lãng là đúng chính tả Tiếng Việt?
6 Tháng Mười Hai, 2021
Sống mái là gì? Quyết sống mái nghĩa là gì?
6 Tháng Mười Hai, 2021
Sổ mũi hay Xổ mũi là đúng chính tả? 60% người dùng chọn sai
6 Tháng Mười Hai, 2021
Dây mực hay Giây mực, Rây mực là đúng chính tả? Hơn 90% chọn sai
22 Tháng Tám, 2021
Dùm hay Giùm là đúng chuẩn chính tả Tiếng Việt? Chỉ 50% trả lời đúng
27 Tháng Bảy, 2021
Khêu gợi hay Khiêu gợi là đúng chính tả? 95% đều chọn sai đáp án
17 Tháng Sáu, 2021
Trân trọng hay Chân trọng là đúng chính tả? Chỉ 65% biết đáp án
16 Tháng Sáu, 2021
Dấu diếm hay Giấu giếm? Dấu diếm hay Giấu diếm? Dấu giếm hay Giấu giếm là đúng chính tả? Đến 30% chọn sai
16 Tháng Sáu, 2021
Sếp hay Xếp? Sắp sếp hay Sắp xếp là đúng chính tả? Đến 30% chọn sai
15 Tháng Sáu, 2021
Bổ sung hay Bổ xung là đúng chính tả? Hơn 40% lựa chọn sai
15 Tháng Sáu, 2021
Suôn sẻ hay Suông sẻ là đúng chính tả? Chỉ 70% người dùng biết điều này
15 Tháng Sáu, 2021
Dang tay hay Giang tay là đúng chính tả? Đến 40% bị mắc sai lầm
15 Tháng Sáu, 2021
Chân thành hay Trân thành là đúng chính tả? Chỉ 75% sử dụng đúng khi cảm ơn
Bài viết mới nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

123TaiLieu.vn

123TaiLieu.VN là trang Website chuyên chia sẻ những thông tin hay và bổ ích về học tập, ảnh đẹp và mẹo vặt. Bạn có thể tìm thấy những kiến thức tổng hợp vô cùng thú vị ngay tại đây. Hãy cùng nhau xây dựng, chia sẻ và đánh giá những bài học trải nghiệm cùng những thông điệp tuyệt vời vì công cuộc xây dựng một cuộc sống tươi đẹp giàu mạnh hơn nhé!
crosstext-align-right