Trân trọng hay Chân trọng là đúng chính tả? Trân trọng cảm ơn hay Chân trọng cảm ơn mới là đúng? Tất cả sẽ được 123tailieu.vn giải đáp chi tiết trong bài viết ngay sau đây!
Trân trọng là gì?
Trân: nghĩa là quý, cao quý, quý giá.
Trọng: là sự quan trọng, sự cần thiết.
Trân trọng nghĩa là đề cao một vấn đề đang được đề cập hoặc nhắc đến trong văn nói hoặc văn viết, giúp thể hiện sự kính trọng một cách trang trọng của người viết dành cho người nhận.
Trân trọng cũng là lời nói dùng để thể hiện sự kính trọng, tôn kính. Được dùng trong các câu từ dùng để cảm ơn, tri ân hoặc những lời mời, lời chào,… (Trân trọng cảm ơn, Lời chào trân trọng, Trân trọng kính mời).
Chân trọng là gì?
Chân: là chân thực, chân lý,…
Tương tự như trên => Trọng: là sự quan trọng, sự cần thiết.
Khi ghép đôi 2 từ này là với nhau thành Chân trọng thì lại trở thành một từ hoàn toàn không có nghĩa, và trong từ điển Tiếng Việt cũng không hề có sự xuất hiện của từ này. Chính vì vậy, Chân trọng là từ ngữ bị sai chính tả và không nên sử dụng trong cả văn viết lẫn văn nói hằng ngày!
Trân trọng hay Chân trọng là đúng chính tả?
Kết luận: Trân trọng là từ đúng chính tả Tiếng Việt!
Cách hạn chế sai sót khi dùng từ Trân trọng và Chân trọng
Nguyên nhân dẫn đến những sai sót đáng tiếc của cặp từ Trân trọng hay Chân trọng kể trên là do chúng ta thường nghe và nói nhiều hơn là đọc hoặc nhìn mặt chữ. Không chỉ vậy, việc phát âm sai từ Tr và Ch hiện nay là tình trạng khá phổ biến ở 1 số địa phương. Tuy nhiên, nếu chúng ta luyện được thói quen đọc sách mỗi ngày và viết nhiều hơn thì chắc chắn những sai sót trên sẽ được khắc phục một cách triệt để!
Ví dụ về việc phân biệt Trân trọng hay Chân trọng:
- Chân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của mọi người! => Sai (Đáp án đúng: Trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của mọi người!).
- Gửi lời chào trân trọng đến quý thầy cô! => Đúng.
- Trân trọng kính mời gia đình! => Đúng.
- Trân trọng thông báo tới quý vị và các bạn! => Đúng.
Nếu bạn có những ví dụ hoặc những câu hỏi khác? Vui lòng để lại ở dưới phần bình luận. Xin cảm ơn!