Trong ngôn ngữ nói hàng ngày có rất nhiều từ đồng âm nên khiến mọi người rất dễ bị viết sai, điển hình như: Dùm hay Giùm là đúng chuẩn chính tả Tiếng Việt? Chỉ 50% trả lời đúng. Quả đúng như câu “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Hãy cùng theo dõi bài viết bên dưới của 123tailieu.vn để phân tích và xác định được đáp án chính xác nhất nhé!
Dùm là gì?
Dùm là một từ hoàn toàn không có mặt trong từ điển Tiếng Việt. Chính vì vậy, Dùm là từ ngữ bị sai chính tả do đồng âm với từ Giùm, và chúng ta không nên sử dụng từ Dùm trong cả văn viết lẫn văn nói hằng ngày để tránh bị đánh giá là sai chính tả, mọi người nhé!
Giùm là gì?
Giùm: Là một phương ngữ chỉ hành động giúp đỡ hoặc làm hộ ai đó một việc gì đó.
Ví dụ: Nhờ làm giùm.
Nói giùm một câu.
Từ Giùm là một từ trang trọng thường được sử dụng để giúp mang đến sự chân thành và lịch sự cho người nhờ, còn người được nhờ cũng có cảm giác họ được tôn trọng.
Dùm hay Giùm là đúng chuẩn chính tả Tiếng Việt?
Kết luận: Giùm là từ đúng chính tả Tiếng Việt!
Như vậy thì bây giờ các bạn đã biết rằng từ Dùm chỉ là từ được sinh ra do việc phát âm sai của từ Giùm. Cũng có nghĩa là Dùm chính là một từ sai chính tả và hoàn toàn không hề có ý nghĩa. Vì vậy sau khi xem qua bài viết này, các bạn đã biết được Dùm hay Giùm là đúng chuẩn chính tả Tiếng Việt rồi đúng không nào?
Tại sao chỉ 50% trả lời đúng Dùm hay Giùm là đúng chuẩn chính tả Tiếng Việt?
Vì sao lại có nhiều người trả lời sai khi được hỏi chọn Dùm hay Giùm?
Việt Nam là một đất nước được chia thành nhiều vùng miền khác nhau. Vì thế, cách phát âm của những người dân địa phương cũng rất đa dạng và không tuân theo một quy chuẩn chính thống nào cả. Và Dùm và Giùm đều là một từ khá thông dụng trong ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày, lại có cách phát âm tương đồng nhau nên dẫn đến tình trạng khiến nhiều người bị nhận định sai cách viết.
Sự nhầm lẫn này bắt nguồn từ một đặc điểm của ngôn ngữ Tiếng Việt: Chúng ta thường có thói quen nói như thế nào thì sẽ ghi như thế ấy. Mà những chữ được bắt đầu bằng d / gi khi phát âm thì đều nghe ra từ na ná nhau là /z/ (phát âm là dờ / giờ) nên dẫn đến việc viết sai chính tả. Thông thường, người dân ở miền Bắc và Trung sẽ phát âm là Giùm, còn những người ở miền Nam lại phát âm lệch thành Dùm. Đây chính là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự nhầm lẫn giữa từ Dùm hay Giùm.
Cách xác định Dùm hay Giùm là từ đúng?
Để xác định chính xác Dùm hay Giùm là đúng đâu mới là từ đúng thì chúng ta cần phải tham khảo cuốn từ điển Tiếng Việt do GS. Hoàng Phê chủ biên. Theo đó thì "Giùm” mới là từ đúng chính tả. Còn từ “Dùm” chẳng qua chỉ là từ viết sai của "Giùm" do khác biệt cách phát âm vùng miền gây ra, và hoàn toàn không được nhắc đến trong từ điển Tiếng Việt. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử tham khảo sách "Hiện tượng từ vựng tiếng Việt âm đầu d - gi" của Thạc Sĩ. GVC. Đỗ Thành Dương - Trưởng Bộ môn Ngôn ngữ, Trường Dự bị đại học dân tộc trung ương Nha Trang.
Cách sử dụng Giùm
Từ Giùm thường đứng sau động từ chính và đứng ngay trước danh từ (chỉ người hoặc vật).
Ví dụ cụ thể về cách sử dụng Giùm:
- Động từ + Giùm: Làm giùm; Nói giùm; Lấy giùm;...
- Động từ + Giùm + Danh từ: Làm giùm tôi; Nói giùm mình; Lấy giùm tớ quyển sổ;...
Vai trò của từ Giùm trong câu?
Chúng ta thường sử dụng từ Giùm trong hai trường hợp chính: Khi cần nhờ vả sự giúp đỡ từ ai đó hoặc muốn giúp đỡ ai đó. Khiến cho cả người dùng lẫn người nghe đều có cảm giác dễ chịu hơn hẳn.
- Cần nhờ vả sự giúp đỡ từ ai đó:
Ví dụ 1: - Bạn lấy giùm mình cuốn tập trên bàn đi.
Ví dụ 2: - Bạn lấy cuốn tập trên bàn đưa mình đi.
Rõ ràng câu trong ví dụ 1 sẽ khiến người được nhờ vả cảm giác được tôn trọng và dễ chịu hơn hẳn. Trong khi đó, câu trong ví dụ 2 lại khiến cho người nghe có cảm giác như đang bị ra lệnh, họ sẽ khó chịu và không muốn giúp / hoặc giúp cho có. Đó cũng chính là tác dụng tuyệt vời mà từ Giùm mang lại! Và dĩ nhiên, khi cần nhờ vả sự giúp đỡ từ một ai đó thì việc khiến cho họ vui vẻ và hỗ trợ mình nhiệt tình chắc chắn luôn là mong muốn của tất cả mọi người đúng không nào? - Muốn giúp đỡ ai đó:
Ví dụ 1: - Tôi đã lấy giùm bạn cuốn tập rồi đó.
Ví dụ 2: - Tôi đã lấy cuốn tập rồi đó.
Rõ ràng câu trong ví dụ 1 sẽ khiến người nghe cảm giác được sự chân thành của người nói, mang đến sự dễ chịu và thiện cảm. Trong khi đó, câu trong ví dụ 2 lại khiến cho người nghe có cảm giác như đang bị mang nợ và khá phản cảm. Do đó ta có thể thấy rõ tác dụng của từ Giùm cũng phát huy cả trong những trường hợp bạn đang muốn giúp đỡ người khác, và nó sẽ khiến cho họ cảm thấy được sự chân thành của bản thân. Vì sự giúp đỡ ở đây không chỉ đơn thuần là giúp cho có, mà nó còn thể hiện rõ thành ý của bạn nữa.
Như vậy qua bài viết bên trên, 123tailieu.vn đã giúp các bạn trả lời được thắc mắc "Dùm hay Giùm là đúng chuẩn chính tả Tiếng Việt? Chỉ 50% trả lời đúng" đúng không nào? Hy vọng các bạn sẽ dễ dàng phân biệt và không bị nhầm lẫn giữa 2 từ này nữa. Nếu bạn có những ví dụ hoặc những câu hỏi khác? Vui lòng để lại ở dưới phần bình luận. Xin cảm ơn!